Home Blog

Quận sách cũ ở Tokyo “thịnh vượng” trong thời đại trực tuyến

0

 

Quận Jinbōchō của Tokyo đã là trung tâm của các hiệu sách cũ từ cuối thế kỷ 19. Việc thành lập một số trường đại học ở khu vực Kanda vào thời Minh Trị (1868-1912) là bước khởi đầu giúp Jinbocho dần phát triển.
Chặng đường lịch sử
Năm 1889, tuyến đường sắt chính Tokaido được mở cửa, nối Shinbashi, Tokyo và Kobe, đồng thời giúp hoạt động buôn bán sách cũ tại đây nhộn nhịp hơn. Tuy nhiên, trận hỏa hoạn lớn năm 1913 ở Jinbocho đã khiến nhiều hiệu sách phải di dời dọc theo tuyến đường Yasukuni-dori.

 

 

Dù chịu nhiều thiệt hại và khó khăn khi di dời, ngành sách ở Jinbocho cũng có một cơ hội kinh doanh mới khi thư viện một số trường đại học và các cơ sở giáo dục cũng bị phá hủy trong vụ cháy, dẫn đến cần một nguồn sách lớn trong quá trình xây dựng lại.
Đến năm 1923, trận động đất lớn Kanto đã tàn phá Tokyo nhưng cũng góp phần vào sự phát triển của ngành kinh doanh sách cũ. Trong khi các cửa hàng bán sách mới, nhà phân phối, công ty in ấn và nhà máy giấy phải mất thời gian để phục hồi thì kho sách cũ vẫn được lưu trữ khắp toàn quốc và có thể được đưa từ Osaka và các nơi khác đến Tokyo. Các cơ sở giáo dục cần xây dựng lại kho sách và nhu cầu về sách cũ tăng đột biến.

Tiền thân của Hiệp hội Buôn bán Sách cũ Tokyo ngày nay được thành lập vào năm 1920, liên tục tổ chức các phiên chợ hầu như hàng ngày để các thành viên trao đổi nguồn sách và phần nào quyết định giá sách. Sau đó mọi thứ khó khăn khi chiến tranh nổ ra.
Ngành sách cũ lại phát triển tốt trong thời kỳ hậu chiến do nhiều quý tộc sa sút phải bán đi các loại đồ cổ, sách cổ hay tài liệu độc bản. Chương trình cải cách giáo dục cũng dẫn tới việc thành lập gần 200 trường đại học mới vào năm 1949 và kéo theo nhu cầu lớn về sách cũ.

Bước đường phát triển
Ngành sách cũ Nhật Bản dần chuyển sang chuyên môn hoá vào đầu những năm 1970
Khi nền kinh tế bong bóng của Nhật Bản sụp đổ vào đầu những năm 1990, ngành xuất bản, bao gồm cả kinh doanh sách cũ, vẫn đạt mức tăng trưởng vượt bậc. Nhưng từ những năm 1990 trở đi, Internet phát triển đã ghi nhận ​​sự xuất hiện của Amazon và các nền tảng thương mại trực tuyến khác, điều khiến doanh thu của các cửa hàng truyền thống sụt giảm nhanh chóng.
Ngoài bán tại cửa hàng hoặc trên trang web, họ cũng tổ chức các phiên giao dịch cho các chủ hiệu sách với đa dạng đầu sách từ sách Nhật Bản, sách nước ngoài hay những sự kiện tập trung vào một số thể loại cụ thể như manga.Hàng năm, các phiên chợ sách cũ lớn cũng được tổ chức ở Jinbocho vào mùa xuân và mùa thu. Đặc biệt, đường phố nơi đây nhộn nhịp nhất trong Lễ hội sách cũ Kanda từ tháng 10 đến tháng 11.

Cuộc đời ai cũng khổ, chỉ là mỗi người khổ một cách khác nhau |Podcast văn nghệ

0

“Cuộc đời ai cũng khổ, chỉ là mỗi người khổ một cách khác nhau”

Podcast : Audio văn nghệ nhân sinh – Thực hiện: Lệ Thiên thư quán

“…Có những người, nhìn thì sang trọng kỳ thực đang chìm đắm trong nợ nần, nặng gánh mưu sinh. Có những chuyện, đâu phải không để tâm mà có suy nghĩ, căng thẳng đến tột cùng cũng chẳng làm được gì. Cuộc đời làm gì có nếu như… Chỉ cố hết mình mà ứng phó, mà đối diện…

Phía sau mỗi người đều có nỗi đau ẩn chứa, đều có nỗi khổ không thể nói ra bằng lời. “

 

 

 

 

“Lưu thủy bất tranh tiên, bình đạm là một cảnh giới, một khí chất”

0

Podcast Mạn đàm nhân sinh: “Lưu Thủy bất tranh tiên”

Audio, podcast văn nghệ

Liên kết thực hiện: Lệ Thiên Thư Quán

“… Tô Thức đời Tống là một đại thi hào vĩ đại nhưng cũng từng trải qua không ít khổ nạn, thăng trầm. Ông từng làm quan, cũng từng bị cách chức, đày ải. Sống trong căn nhà nhỏ ven sông tự mình cày ruộng, thế nhưng ông vẫn giữ được phong thái bình thản, thong dong tự tại, lấy khổ làm vui.

Tô Thức đã sống một đời rất thanh đạm, đọc sách, ngâm thơ, vẽ tranh, viết thư pháp… Ông cất nhà, trồng rau, đào giếng, cày ruộng, vui cảnh điền viên. Dẫu cho sinh thời từng bất đắc chí, trải qua ngày tháng lưu đày dài đằng đẵng, ông lại có thể nảy sinh tình yêu với miền đất hẻo lánh và dùng gần trọn thời gian để sáng tác thi ca, thư họa. Khí chất đó, tâm thái đó của ông mới thực sự là điều khiến người đời thán phục.

Thế mới nói, trưởng thành ở nội tâm, bình đạm, an tĩnh chính là một cảnh giới. Con người sống trên đời, trải qua gió mưa mà trái tim càng mạnh mẽ, nội tâm càng kiên định.”

 

 

 

Truyện ngắn “Ba người bạn” – Yên Vũ Lệ Thiên

0

Truyện ngắn “Ba người bạn” – Yên Vũ Lệ Thiên

Ebook truyện ngắn, tình cảm….

Đọc truyện: ebook file pdf

 

[dflip id=”3258″ ][/dflip]

“Tinh hoa nghệ nhân đất Việt” (2012)

0

 

Thông tin sách:

“Tinh hoa nghệ nhân đất Việt” (2012)

NXB Văn hóa Thông tin

Bản quyền Vanhoavietbooks

Số trang 262

Khổ sách 14.5×20.5

Cuốn sách viết về các làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam, tấm gương cuộc đời các nghệ nhân, hiệp hội doanh nghiệp…. đã và đang cố gắng gìn giữ, phát triển văn hóa Việt Nam….

 

Đọc sách: bản Ebook miễn phí:

[dflip id=”3243″ ][/dflip]

Truyện ngắn “Có lẽ nào em đã yêu anh”

0
  • Truyện ngắn “Có lẽ nào em đã yêu anh”

Trích từ tập truyện ngắn “Vội vã yêu thương” của Yên Vũ Lệ Thiên (NXB VHTT- 2014) – Phát hành Vanhoavietbooks

“Nắng… ánh nắng tung ra nền trời những hào quang rồi chợt tắt!

Có những bước chân vô tình trên đại lộ, những chiếc áo dài trắng thướt tha giữa phố chiều… Hình bóng!

Thoáng đó mà đã như xa hút. Chiều nay đứng trên tầng lầu cao vút trong thành phố-  Hương đã trở về. Ba năm, ba năm miệt mài với những trang sách và ngẫm suy”

 

[dflip id=”3232″ ][/dflip]

Truyện ngắn “Mưa xuân” (Yên Vũ Lệ Thiên)

0

“Lãng đãng cùng giá lạnh mừa xuân là những cơn mưa phùn nhẹ, lất phất. Tưởng chừng như dòng người đông đúc sẽ giãn ra, bớt đi mệt mỏi của cuộc sống bộn bề những lo toan thường nhật….)

(Trích truyện ngắn Mưa xuân- của tác giả Yên Vũ Lệ Thiên)

Đọc ebook :

 

[dflip id=”3159” ][/dflip]

 

Truyện ngắn: Tâm sự chàng thi sĩ “thảo dân”

0

Ebook truyện ngắn: Tâm sự chàng thi sĩ “thảo dân” (Yên Vũ Lệ Thiên)

Ngõ nhỏ, phố nhỏ và mái nhà nhỏ trên con phố vắng vẻ đến chiếc lá vàng cũng khó lòng nhuốm chút bụi trần. Lạc giữa chốn không người, nhành hoa  lộc vừng tung bay trong gió nhẹ đã làm nên cuộc đời một chàng thi sĩ “thảo dân”.

 

[dflip id=”3148″ ][/dflip]

Bảo kiếm rèn từ lửa đỏ, hương mai được dưỡng bởi tuyết sương

0

Podcast

“Bảo kiếm rèn từ lửa đỏ, hương mai được dưỡng bởi tuyết sương” – Văn nghệ nhân sinh

Nghịch cảnh đem đến nhiều đau thương, chán nản, con người tưởng chừng như gục ngã trước khó khăn, mỏi mệt… thế nhưng nếu không có nghịch cảnh, sóng gió, liệu chăng có thể trưởng thành, có thể có bản lĩnh vượt lên tất cả.

….

Mùa đông tới, trăm hoa tàn héo, chỉ có hoa mai giữa trời băng tuyết mà khai nở. Trong gió rền mưa lạnh, tuyết rơi trắng trời, mỗi đóa hoa vẫn ngạo nghễ…Vốn dĩ người đời chỉ thấy hoa đẹp, thưởng hoa, nào cám cảnh đóa hoa ấy, cành hoa ấy đã trải qua bao cay đắng, bão giông. Sắc hương ấy được tạo ra bởi bao lần đón gió đạp tuyết.

 

“Đừng làm tổn thương nhau bạn nhé. Mỗi gốc hoa hồng đều có gai” – Audio

0

Đôi khi những thương tổn ấy sẽ chẳng biết khi nào mới có thể lành…

Mỗi người đều có cuộc đời của riêng mình, có cách nghĩ, cách sống khác biệt… đừng vì vô tình mà làm tổn thương người khác….Cũng đừng vội đưa ra lời nhận xét một người, nhất là khi chưa thực sự hiểu gì về họ. Chúng ta tôn trọng người khác chính là tôn trọng chính mình