Anh và cô trải qua quãng thời gian 9 tháng bên nhau và yêu nhau.
Sự xuất hiện bí ẩn của một nhân vật thứ ba, kẻ muốn hai người chia tay.
Lên đường về nước tìm cha, anh đã vội vàng chia biệt. Thế nhưng, khi tìm được người cha của mình, anh mới biết, cha anh mắc bệnh nặng, suốt nhiều tháng ròng rã anh chăm sóc cha trước ngày ông lâm chung.
Mùa thu năm đó, cha anh mất. Đau xót vì cái chết của cha, người cha mới gặp lại, anh đã suy sụp tinh thần. Gần một tháng sau, vào một ngày, vô tình anh hay biết, người cha đã mất không phải người cha mà anh muốn tìm, tất cả chỉ là sự hiểu nhầm có ẩn ý. Anh lại lên đường sang Mỹ, tìm được người cha đích thực và trở về, mang theo sự thật “kẻ bí ẩn đứng sau sự lừa dối cách đây 3 năm chính là người chồng sắp cưới của cô. Nhưng, ngày anh về, cũng là ngày cô lên xe hoa”…
Giới thiệu ebook truyện dài “Thời đại lãng tử” của tác giả Yên Vũ Lệ Thiên
Một motif quen thuộc của những mối tình hiện đại. Anh chàng bị đám con gái làm nhục, bức thư tình của anh ta bị đem ra giữa lớp học, kẻ đọc xuôi người nói ngược. Cô nàng oán hận gia đình, ghét cay đắng thói ngang ngược bạo tàn của đám đàn ông gia trưởng. Gặp nhau, trở thành oan gia, rồi yêu nhau…
Câu chuyện đời thường, dung dị, không quá sa hoa hào nhoáng như trong các phim thần tượng. Và rồi, khi cuộc đời gặp nhiều sóng gió, bi kịch, có lúc cuộc sống cho họ lại gặp nhau… Thời gian có xóa đi những khúc mắc, những ảo ảnh cũ, khiến họ tin tưởng hơn vào tình yêu cuộc sống? Thời đại Lãng tử, câu chuyện của anh chàng đa tình, bỡn cợt tình yêu và cô nàng thục nữ, có phần tiểu thư nhưng mạnh mẽ, không tin đàn ông chung thủy, liệu cô có thể một lần nữa chấp nhận anh chàng điển trai nhưng phong lưu?
Ebook truyện dài: “Bóng trăng cuối chiều” (Yên Vũ Lệ Thiên)
Tình yêu mong manh dễ vỡ… Một tình yêu âm thầm và cũng nhiều xúc cảm trong sáng, có phần rụt rè. “Bóng trăng cuối chiều”, cuộc tình như cuộc chơi, khoảng cách và thời điểm dường như còn chưa “chín”… Thế nhưng, trong đời, ai chẳng có lần dang tay, suýt chạm đến một chuyện tình như thế.
Trải nghiệm cùng xúc cảm “Bóng trăng cuối chiều” để cùng nhân vật trong câu chuyện tình yêu “đuổi hình bắt bóng” ấy.
Một người con gái theo đuổi tình yêu âm thầm đến hụt hơi, nhưng mãi cô không thể từ bỏ? Có một chàng trai vì tôn trọng người con gái cũng lặng lẽ theo sát bóng nàng?… Câu chuyện đuổi bắt, một tình yêu không lời? Liệu kết cục của họ sẽ ra sao? Xúc cảm một thời áo trắng, nhớ hay quên?
Phận chưa tới, duyên lại chẳng thành! Rồi anh sẽ yêu em!
Cô gái lặng lẽ ở bên chàng trai…lúc như một người bạn, lúc lặng lẽ xa lạ… Cô chứng kiến mối tình của chàng và người con gái khác trong khoảng thời gian dài. Cô vẫn nhắn tin và động viên chàng những khi biết chuyện của chàng, chúc mừng chàng vào những ngày lễ, sinh nhật… Dõi theo bước đi và cả chuyện tình của chàng… Cô vẫn chờ đợi… Nếu như thường, chắc hẳn cô đã tuyệt vọng! Nếu như thường, chắc hẳn cô đã tủi thân, oán hận! Hoặc giả nếu như thường, cô đã ghen! Thế nhưng, cô không cảm thấy thế, có chút buồn, chút tủi, chút bi quan… Nhưng rồi, cô lại tự nhủ: Rồi cuối cùng, anh sẽ yêu cô!
Câu chuyện của một người con gái sống trầm lặng, sống trong ảo ảnh, đuổi bắt tình yêu vô vọng… tất cả rồi sẽ kết thúc ra sao?
Tiếng chuông chùa văng vẳng, đếm cánh hoa rơi trong sân chùa vắng, cô gấp cuốn kinh ép lại cánh hoa cuối cùng… cánh hoa rơi vào cuộc đời như số phận của cô – số phận đáng để bỏ rơi! Bình yên, thời gian tưởng chừng đã ngưng lại, hóa đá, bỗng nhiên nổi sóng, nổi gió…
“Tiếng chuông chùa văng vẳng, đếm cánh hoa rơi trong sân chùa vắng, cô gấp cuốn kinh ép lại cánh hoa cuối cùng… cánh hoa rơi vào cuộc đời như số phận của cô – số phận đáng để bỏ rơi! Bình yên, thời gian tưởng chừng đã ngưng lại, hóa đá, bỗng nhiên nổi sóng, nổi gió…”
Mỗi một con người tồn tại, đều mang trong mình những suy tưởng, thậm chí có thể phân biệt rất rõ ràng giữa ước vọng và đời thực, giữa giấc mơ và cuộc sống hiện tại… Ở tác phẩm “Hỏa Vân Linh” tác giả Yên Vũ Lệ Thiên đã khéo léo xây dựng hai thế giới ấy để rồi đưa ra những vấn đề, những thông điệp về cuộc sống, về giá trị làm người, cũng như bài học về tấm lòng cao thượng…
Hỏa Vân Linh mở ra bởi bối cạnh hiện đại, mạch truyện lồng ghép và móc nối những yếu tố hiện thực và hư ảo. Từ giấc mơ như dự cảm, chuyến đi khảo sát đến ngôi làng Tiều phu… nhiều yếu tố hư ảo và bí ẩn dần xuất hiện, thân thế của cô nữ sinh Vân Linh cũng dần được hé lộ. Để rồi, cùng với Nam Hoàng, hai người bắt đầu kiếm tìm sự thật. Họ bị cuốn vào thế giới tiền kiếp với câu chuyện được ghi lại trong “Thánh thư huyền thoại”. Ở đó, những mâu thuẫn và đối nghịch giữa thế giới ánh sáng và bóng tối, thế lực chiến tranh và các thần tiên khát khao hướng về điều thiện… Để rồi, trong cuộc chiến ấy, Hỏa Vân buộc phải chuyển kiếp, hóa giải lời nguyền và kiếm tìm Ngọc Ẩn. Bên cạnh nàng luôn có bóng hình là nhị hoàng tử ánh trăng Hạc Hoàn…
Trong khi đó, ở thế giới điện đại, Hỏa Vân hóa thân cô nữ sinh lòng nhiều khao khát với cuộc sống. Hạc Hoàn trở thành chàng sinh viên Nam Hoàng. Cả hai đã cùng nhau khám phá bí mật thân thế và bắt đầu hành trình kiếm tìm Ngọc Ẩn cũng như ngăn chặn thế giới tội ác hủy diệt thế giới. Cùng với cuộc chiến nảy lửa ấy, ở thế giới họ đang sống một lần nữa ghi lại nhiều câu chuyện nhẹ nhàng bình dị… Những thước đo về giá trị cuộc sống, tình yêu, tình thân.. những dằn vặt về chữ tình, chữ hiếu… và cả hy sinh…
Song hành và lồng ghép hai yếu tố thực và ảo, nhưng giá trị phía sau ấy lại mang đẫm tính người, nhân văn và giàu lòng xúc cảm.
Có lẽ, dù ở thế giới nào, thời đại nào, giá trị về điều thiện, đức vị tha, tình yêu và khát vọng luôn là ánh sáng soi đường… Để rồi, giá trị làm người tưởng chừng nhỏ bé ấy lại trở thành niềm khát khao, lý tưởng đầy chất nhân văn giống như cách nói của nhân vật ở cuối tác phẩm : “Trăm năm chớp mắt qua mau, cõi lòng Hoả Vân cũng lạnh giá tựa như bóng Hạc Hoàn ở đỉnhtuyết sơn phương Bắc xa xôi. Thế nhưng, ngọn lửa đam mê đôi khi lấn át lý trí. Nàng cũng muốn được ung dung, tự tại, sống mỗi ngày với những lo âu đời thường như những phàm nhân kia hồ điệp song phi… tự do tự tại… cõi trần gian có bão tố bao nhiêu…nhắm mắt rồi tất cả cũng chỉ như phù du mộng ảo. Khác với Tiên Đạo xa vời, ngàn vạn năm mây bay nước chảy, cô đơn vời vợi.”
“Nhật ký mùa mưa” lại bắt đầu bằng những day dứt, lỡ làng… Một lần nữa, tình yêu và những giá trị của cuộc sống, bản thể cái tôi và khát vọng lại được nhắc đến.
Cuốn sách với cốt truyện nhẹ nhàng, thành phố hiện lên trong màn mưa lất phất, tựa như bức vẽ đẹp và u sầu, cùng với đó những tâm sự, những ước mơ và hoài niệm…
Lá thư tình bị bỏ quên năm nào đã tạo nên một bi kịch mà chính những người trong cuộc vô tình đều bị tổn thương.
Có thể nói, “Nhật Ký Mùa Mưa”- , tình yêu buồn ngay từ trang viết đầu tiên, để rồi, cuốn đi vào câu chuyện là những tâm sự trầm lắng, u buồn, bước tranh thành phố trong mưa đầy bi kịch. Sự chân thành liệu có đủ để bao dung, đủ để xua đi những bi ai và bất hạnh khôn cùng. Phải chăng, duyên phận, giống như một trò đùa, chỉ những người may mắn mới có thể nắm bắt được hạnh phúc!
Để rồi, cuốn sách muốn gửi gắm đến độc giả nhiều thông điệp về tình yêu, tình thân, về thanh xuân và tuổi trẻ:
“- Đừng vô tình xem nhẹ tình cảm của ai đó dành cho chúng ta. Điều đó khiến cuộc sống của chính bạn rất mệt mỏi. Đừng cố tình bước vào cuộc sống của người khác khi bạn nhận ra rằng mình chỉ đem lại nỗi đau thương” (Đề từ Nhật ký mùa mưa)
“ Rồi đến lúc tuổi xuân sẽ đi qua giống như những cơn mưa rơi rồi chợt tạnh. Ta bất giác nhận ra, nỗi nhớ nhung vẫn còn đó…. Ta đã quay lưng bỏ lại tất cả, em và hồi ức. Liệu em sẽ tha thứ cho sự khờ dại của người yêu em nhưng đã bỏ em mà quay đi” (Nhật ký mùa mưa)
(Hình ảnh tác phẩm tiểu thuyết -Tạm Biệt Thanh Xuân – Yên Vũ Lệ Thiên)
Giới thiệu nội dung tiểu thuyết Tạm biệt Thanh Xuân của tác giả Yên Vũ Lệ Thiên:
Trong guồng quay bất tận của cuộc sống thời đại, các vấn đề tình yêu, hạnh phúc, gia đình… được đề cập đến ở nhiều khía cạnh. Khi con người luôn có khát vọng kiếm tìm bản ngã, muốn sống với chính con người thật của mình chứ không phải những thói quen hùa theo đám đông che đậy những suy nghĩ của chính mình, có thể vì bất đắc dĩ, vì yếu đuối, vì sợ hãi…
Tiểu thuyết “Tạm biệt thanh xuân” đã đem đến một góc nhìn sinh động về bức tranh xã hội, gia đình, với nhiều tình tiết rất chân thực nhưng cũng thấm đẫm yếu tố lãng mạn từ góc nhìn của cô nàng tiểu thư nơi phố thị.
Từ một cô gái gai góc, kiêu kỳ, cố chấp để kiếm tìm tình yêu, hạnh phúc… đến một người phụ nữ trưởng thành, biết bao dung, dịu dàng đủ để làm ấm lại trái tim cô độc, lạnh lùng của anh chàng lãnh đạm chịu nhiều thương tổn. Tình yêu và sự chân thành, không bị che lấp bởi toan tính, không bị ràng buộc xã hội, không gian, thời gian… đã giúp câu chuyện tình yêu đi đến hồi kết ngọt ngào.
(Hình ảnh tác phẩm tiểu thuyết -Tạm Biệt Thanh Xuân – Yên Vũ Lệ Thiên)
Hân Hân yêu cái đẹp, sự phóng khoáng, vừa có chút nghiêm túc vừa có nét tinh quái, hồn nhiên. Khi bắt gặp tình yêu, nhưng cuộc tình ấy lại gặp nhiều trắc trở, cô gái ngây thơ bất chợt hoang mang.
Nhật Tuấn luôn trốn chạy trước sự rung động của trái tim mình. Anh vừa chín chắn, vừa lạnh lùng, nhưng đáng tiếc anh lại mang trong lòng gánh nặng về gia đình không hạnh phúc, sự bi thương…
Người ta nói, thời gian và khoảng cách có thể làm vơi đi tình cảm nồng nhiệt. Nhưng ngọn lửa tình yêu chưa sáng đã bị dập tắt ấy lại một lần nữa được thắp lên khi họ gặp lại nhau.
:Ai cũng có tuổi thanh xuân, ai cũng từng phải lựa chọn, ai cũng từng đánh mất… nhưng dù bao nhiêu thời gian, sóng gió, nếu trong tim còn yêu thương, thì vẫn còn có thể bên nhau!
Tiểu thuyết Tạm biệt thanh xuân – Cuốn sách nhẹ nhàng, dung dị về tuổi thanh xuân dành cho những ai “trái tim còn mãi yêu thương”
(Hình ảnh tác phẩm tiểu thuyết -Tạm Biệt Thanh Xuân – Yên Vũ Lệ Thiên)
Từ khi gặp gỡ tưởng chừng là oan gia, đến những đồng điệu về tinh thần… để rồi xúc cảm tình yêu bắt đầu khiến trái tim rung động, những phút giây thăng hoa lại bắt đầu.
Câu chuyện tình vừa trầm lắng lại lắm những bão giông, không ồn ào không hoa mĩ, chỉ riêng họ hiểu, chỉ mình họ đau thương… và rồi tưởng chừng tình yêu ấy sẽ bị rào cản cuộc sống bủa vây, giống như hạt giống úa tàn vì bão tố. Thế nhưng, cũng có khi tình yêu dậy sóng, khát vọng trào dâng… chỉ qua vài câu từ rất thật, rất đời:
“”Em là của tôi”. Hơi thở của anh đầy mùi rượu nồng. Thế rồi, anh thiếp đi, cô ngồi đó, đầu anh gục xuống chân cô ngủ một cách ngon lành. Hân Hân thở dài «Vậy đấy, phép thử của cô lại thành ra thế này đây». Cơn gió hiu hiu thổi, khẽ động bức rèm, anh ngủ thật ngon, cô mân mê sợi tóc còn vương trên trán anh. Đúng, anh đã nói «em là của anh ? Thế nhưng, anh có phải là của em không?”
(Hình ảnh tác phẩm tiểu thuyết -Tạm Biệt Thanh Xuân – Yên Vũ Lệ Thiên)
Trích những dòng tự vấn của nhân vật trong tiểu thuyết:
– Anh không phải là người bản lĩnh để chấp nhận thử thách của tình yêu. Em lại là cô gái bất chấp để kiếm tìm hạnh phúc. Chúng ta đến bên nhau, nhưng rồi, chúng ta lại xa nhau, vì mỗi người đều không vượt qua được bức tường ngăn cách. Đối với em, đó là bức tường của lòng kiêu hãnh, sự tự tôn. Còn với anh đó lại là dũng khí để đối diện với tình yêu thương, can đảm xây dựng một mái ấm.
– Anh bảo rằng, em hãy tin anh, nhưng những điều anh làm, những gì em nhìn thấy, anh nói phải làm sao để em có thể tin anh ?
– Anh là chàng hoàng tử đáng thương, còn em là nàng tiểu thư kiêu hãnh? Chúng ta có thể nào đến được với nhau?
– Trong cuộc sống có những lúc thực sự muốn khóc nhưng rồi lại tự gượng cười. Cứ như thế, cứ cố rồi lại cố, đợi đến lúc có thể khóc mà không nghĩ tới lòng kiêu hãnh, tự tôn của mình, nước mắt ấy đã khô, lòng cũng tĩnh lặng, muốn khóc cũng khó như khi kìm nén vậy?
– Tình yêu khi nhấp đầu môi thì ngọt, càng uống càng đắng, đắng đến khi quên cả cái đắng để rồi lại tìm lại được dư vị ngọt ngào? Ý anh là như vậy chăng?
– Nhiều lúc, cô chỉ mong rằng, khi cô gặp chuyện buồn, anh có thể đứng đó, trước mắt cô, mỉm cười và giang đôi tay mình ôm lấy cô. Nhưng cô biết, tất cả những điều nhỏ nhoi ấy mãi mãi chỉ có trong giấc mơ mà thôi. Và giống như, giấc mơ ấy sẽ dần qua tựa như mỗi chúng ta cứ dần lớn lên, dần trưởng thành, không thể sống mãi trong mộng tưởng.
(Hình ảnh tác phẩm tiểu thuyết -Tạm Biệt Thanh Xuân – Yên Vũ Lệ Thiên)
Cuốn tiểu thuyết “Lệ Hoa viên” giống như bức tranh cuộc sống thu nhỏ qua câu chuyện tình qua nhiều thế hệ. Tình nghĩa thủy chung, thương mang vời vợi… phảng phất cách ứng xử, ngôn ngữ và nhịp điệu sống, triết lý thuần khiết Á Đông!…
Qua từng trang sách, qua từng chặng đường đời của những nhân vật, những triết lý nhân sinh, những lời an ủi… cứ tự nhiên thấm vào lòng ta giống như chất men dịu ngọt, nhẹ nhàng … khiến ta cảm nhận sâu sắc hơn buồn vui ly hợp, sinh ly tử biệt, duyên đến duyên đi… để rồi lòng ta bình an hơn trước vần vũ gió mưa của cuộc sống. Giống như cô gái trong truyện, sau bao bão giông trở lại với chính mình.
Điều khiến ta cảm nhận sâu sắc trong từng chương viết của “Lệ hoa viên” còn là thái độ, góc nhìn về những nhân vật – mang tính biểu tượng cho những “nhân cách nghệ sĩ” . Dù thời thế có đổi thay, dù cuộc sống hiện đại khiến con người kiếm tìm vẻ đẹp chóng vánh… thế nhưng, thẳm sâu trong đó vẫn không ít người đam mê hướng về cái đẹp bản thể, khát vọng chân – thiện – mỹ vẫn còn tồn tại!
Một số trích dẫn:
-“Tình yêu như chuông gió bằng thủy tinh, chỉ làn gió mong manh của cuộc đời cũng khiến nó xao động. Khi tan vỡ, giọt nước mắt bằng thủy tinh cắm sâu vào trái tim nhói đau.”
-“Ân tình thế thái, ảo mộng nhân sinh là gì mà khiến người ta đau lòng đến vậy”
-“Cô tự mình xây lên một bức tường ngăn cách với thế nhân. Bức tường ấy bám lấy con người, trái tim cô. Tất cả rồi phủ dần bằng làn sương, mưa hiu hắt u sầu và băng giá. Nhân sinh như giấc mộng. Giọt mưa lang thang giữa trời là cái mà cô gọi cuộc đời mình. Phù du và vô thường”.
-“Tại sao một cơn mưa, một giấc mơ xa vắng lại khiến cô buồn đến vậy. Buồn đến nao lòng, buồn như sự vô nghĩa… Cuộc sống mỗi người phải chăng chỉ nhỏ bé như một hạt bụi, trong mưa hạt bụi ấy càng thấm thía nỗi xót xa…”
Haiku – 俳句 (bài cú hoặc hài cú) là tên gọi của một thể loại thơ cực ngắn chỉ gồm 3 câu, vô cùng độc đáo ra đời ở Nhật Bản.
Thơ Haiku được cho là xuất phát từ Tanka (đoản ca), thể thơ tiêu biểu nhất của Waka – tên gọi chung của thơ viết bằng tiếng Nhật để phân biệt với Hán thi
Mỗi bài thơ theo thể Tanka có 31 âm tiết, chia thành 5 dòng theo nhịp phách 5-7-5-7-7. Từ thế kỷ 14 đến 15, khi Tanka bắt đầu có dấu hiệu đi xuống, trên thi đàn Nhật Bản xuất hiện thể Renga (liên ca) – cũng có nhịp phách như Tanka nhưng tách thành hai phần 5-7-5 và 7-7 rõ rệt và không hạn chế về số lượng câu.
Renga vốn dĩ là trò chơi nối thơ của các thi sĩ Tanka. Trong bài Renga liên hoàn, khổ đầu được gọi là hokku (phát cú) và quy chiếu theo mùa trong năm. Đến thế kỷ 16, trò chơi nối thơ rất được công chúng yêu thơ xứ Phù Tang ưa chuộng, vì vậy Renga ngày càng trở nên phổ biến và bình dân hơn, thậm chí được làm với mục đích trào phúng.
Thuật ngữ Haiku (đọc theo âm Hán Việt là bài cú hay hài cú) không phải xuất hiện từ thời thịnh thế của thể thơ này mà ra đời vào năm 1890 theo đề xướng của nhà thơ Masaoka Shiki (1867-1902) dùng để chỉ những bài thơ ngắn gồm 3 câu, 17 âm tiết đứng độc lập được bố trí theo thứ tự 5-7-5
Chỉ với vỏn vẹn 17 âm tiết gói gọn trong 3 câu thơ, Haiku được xem là thể thơ ngắn nhất thế giới.
Cảm thức thẩm mỹ trong thơ Haiku:
Wabi (đơn sơ)
Sabi (tịch liêu)
Yugen (u huyền, bí ẩn)
Aware (bi cảm)
Những nhà thơ Haiku vĩ đại nhất
Khi nói về thơ Haiku Nhật Bản, không thể không nhắc đến bốn nhà thơ được xem là những bậc thầy của loại hình nghệ thuật này: Matsuo Basho, Yosa Buson, Kobayashi Issa và Masaoka Shiki. Trong đó, nhà thơ Matsuo Basho có lẽ quen thuộc với độc giả Việt Nam
Những bài thơ Haiku hay nhất
1.