14.4 C
New York
Home Blog Page 3

Ta đi tìm chút vô thường | Trích thơ Yên Vũ Lệ Thiên

0

 

“Ta đi tìm chút vô thường
Trên con đường lạ mù sương bồ đề
Bất ngờ rẽ một bến mê
Nhân sinh không lối ta về bâng khuâng”
🌿 (Trích tập thơ Sắc hương cổ điển – Yên Vũ Lệ Thiên)

Mưa và nước mắt có chung một định mệnh buồn? (Trích từ Lệ Hoa Viên)

0

 

“Những ngày mưa trĩu nặng đổ xuống ngập trời thật nặng nề và đau đớn. Mưa sâu thăm thẳm, lê thê, lòng người cũng oán sầu tê tái. Chỉ có nước mắt rơi tựa tiếng lòng và những giọt mưa đau xót.
Cô cứ ủ dột, nghĩ ngợi, rồi lại nghĩ:
– Phải chăng, mưa và nước mắt có chung một định mệnh buồn? Thế nhân không đáng để ta phải đau lòng và không đang để phải rơi nước mắt”🌧
(Trích “Lệ Hoa Viên” – Yên Vũ Lệ Thiên)

Tại sao một cơn mưa, một giấc mơ lại khiến cô buồn đến vậy? (Trích từ “Lệ Hoa Viên”)

0

 

“Tại sao một cơn mưa, một giấc mơ lại khiến cô buồn đến vậy. Buồn đến nao lòng, buồn như sự vô nghĩa… Cô tự mình xây lên một bức tướng ngăn cách với thế nhân. Chiếc tường ấy cứ bám lấy con người, trái tim cô. Tất cả rồi phủ dần bằng làn sương, mưa hiu hắt u sầu, băng giá. Nhân sinh như giấc mộng. Giọt mưa lang thang giữa trời là cái mà cô gọi là cuộc đời mình. Phù du và vô thường. …” Trích từ “Lệ Hoa Viên”  – Yên Vũ Lệ Thiên

Trích tác phẩm “Bóng trăng cuối chiều” – Yên Vũ Lệ Thiên

0

 

“Cơn gió lùa qua khe cửa, cơn gió như cuốn đi biết bao hồi ức, cuốn trôi cả ẩn ức trong lòng mà cô vốn chưa thể gỡ bỏ. Thế nhưng, sau tất cả, cô nghĩ cô đã thật sự buông tay, buông đi một mối tình vô thực. Một nỗi đau như ảo giác vẫn thấm sâu vào tâm hồn cô, khiến cuộc sống đau đớn.”
🍇(Trích tác phẩm “Bóng trăng cuối chiều”)- Yên Vũ Lệ Thiên

“Khóc nàng Đại Ngọc” | Thơ Yên Vũ Lệ Thiên

0

“Quán Tiêu Tương ả má đào
Thương người chấp bút dồi dào tìm thơ
Đêm dài chiếc nến ngẩn ngơ
Mưa rền song lạnh, bơ vơ khóc người
Nỗi niềm hoa lệ đầy vơi
Tình thâm oán những thói đời thế nhân
Tương tư trao gửi má hồng
Đèn khuya bóng tỏ ròng ròng lệ rơi
Thương hoa hay khóc cho người
Chôn hoa chôn cả một thời hoa niên…”

(Khóc nàng Đại Ngọc – Trích từ tập thơ Sắc hương Cổ Điển) – Yên Vũ Lệ Thiên

Trích thơ Yên Vũ Lệ Thiên | 7.2.2025

0

 

“…Những cay đắng, cô đơn và nước mắt
Một ngày xưa thương nhớ đã muộn màng
Em mới hiểu: tiền tài và danh vọng
Làm trái tim se sót đến mênh mang”⚡️#yenvulethien #sachuongcodien #thoca_yenvulethien #vanhoavietbooks

Trích truyện ngắn “Vo tròn năm tháng để yêu thương” – Yên Vũ Lệ Thiên

0

 

(Trích “Vo tròn năm tháng để yêu thương” – Yên Vũ Lệ Thiên)

“Sống trên đời, biết bao mảnh đời và mảnh tình không tròn vẹn, thế nhưng đi hết được đời, người ta rồi lại ghép nối được số phận và nhân duyên một cách tròn trịa. Làm thế nào lại có thể như vậy? Nhân duyên trời định, kiếp nạn và sự may mắn… tất cả đều gói lại một cách hoàn hảo trong vòng quay định mệnh?”❤️#yenvulethien
💔

Quận sách cũ ở Tokyo “thịnh vượng” trong thời đại trực tuyến

0

 

Quận Jinbōchō của Tokyo đã là trung tâm của các hiệu sách cũ từ cuối thế kỷ 19. Việc thành lập một số trường đại học ở khu vực Kanda vào thời Minh Trị (1868-1912) là bước khởi đầu giúp Jinbocho dần phát triển.
Chặng đường lịch sử
Năm 1889, tuyến đường sắt chính Tokaido được mở cửa, nối Shinbashi, Tokyo và Kobe, đồng thời giúp hoạt động buôn bán sách cũ tại đây nhộn nhịp hơn. Tuy nhiên, trận hỏa hoạn lớn năm 1913 ở Jinbocho đã khiến nhiều hiệu sách phải di dời dọc theo tuyến đường Yasukuni-dori.

 

 

Dù chịu nhiều thiệt hại và khó khăn khi di dời, ngành sách ở Jinbocho cũng có một cơ hội kinh doanh mới khi thư viện một số trường đại học và các cơ sở giáo dục cũng bị phá hủy trong vụ cháy, dẫn đến cần một nguồn sách lớn trong quá trình xây dựng lại.
Đến năm 1923, trận động đất lớn Kanto đã tàn phá Tokyo nhưng cũng góp phần vào sự phát triển của ngành kinh doanh sách cũ. Trong khi các cửa hàng bán sách mới, nhà phân phối, công ty in ấn và nhà máy giấy phải mất thời gian để phục hồi thì kho sách cũ vẫn được lưu trữ khắp toàn quốc và có thể được đưa từ Osaka và các nơi khác đến Tokyo. Các cơ sở giáo dục cần xây dựng lại kho sách và nhu cầu về sách cũ tăng đột biến.

Tiền thân của Hiệp hội Buôn bán Sách cũ Tokyo ngày nay được thành lập vào năm 1920, liên tục tổ chức các phiên chợ hầu như hàng ngày để các thành viên trao đổi nguồn sách và phần nào quyết định giá sách. Sau đó mọi thứ khó khăn khi chiến tranh nổ ra.
Ngành sách cũ lại phát triển tốt trong thời kỳ hậu chiến do nhiều quý tộc sa sút phải bán đi các loại đồ cổ, sách cổ hay tài liệu độc bản. Chương trình cải cách giáo dục cũng dẫn tới việc thành lập gần 200 trường đại học mới vào năm 1949 và kéo theo nhu cầu lớn về sách cũ.

Bước đường phát triển
Ngành sách cũ Nhật Bản dần chuyển sang chuyên môn hoá vào đầu những năm 1970
Khi nền kinh tế bong bóng của Nhật Bản sụp đổ vào đầu những năm 1990, ngành xuất bản, bao gồm cả kinh doanh sách cũ, vẫn đạt mức tăng trưởng vượt bậc. Nhưng từ những năm 1990 trở đi, Internet phát triển đã ghi nhận ​​sự xuất hiện của Amazon và các nền tảng thương mại trực tuyến khác, điều khiến doanh thu của các cửa hàng truyền thống sụt giảm nhanh chóng.
Ngoài bán tại cửa hàng hoặc trên trang web, họ cũng tổ chức các phiên giao dịch cho các chủ hiệu sách với đa dạng đầu sách từ sách Nhật Bản, sách nước ngoài hay những sự kiện tập trung vào một số thể loại cụ thể như manga.Hàng năm, các phiên chợ sách cũ lớn cũng được tổ chức ở Jinbocho vào mùa xuân và mùa thu. Đặc biệt, đường phố nơi đây nhộn nhịp nhất trong Lễ hội sách cũ Kanda từ tháng 10 đến tháng 11.

Cuộc đời ai cũng khổ, chỉ là mỗi người khổ một cách khác nhau |Podcast văn nghệ

0

“Cuộc đời ai cũng khổ, chỉ là mỗi người khổ một cách khác nhau”

Podcast : Audio văn nghệ nhân sinh – Thực hiện: Lệ Thiên thư quán

 

 

“…Có những người, nhìn thì sang trọng kỳ thực đang chìm đắm trong nợ nần, nặng gánh mưu sinh. Có những chuyện, đâu phải không để tâm mà có suy nghĩ, căng thẳng đến tột cùng cũng chẳng làm được gì. Cuộc đời làm gì có nếu như… Chỉ cố hết mình mà ứng phó, mà đối diện…

Phía sau mỗi người đều có nỗi đau ẩn chứa, đều có nỗi khổ không thể nói ra bằng lời. “

 

 

 

 

“Lưu thủy bất tranh tiên, bình đạm là một cảnh giới, một khí chất”

0

Podcast Mạn đàm nhân sinh: “Lưu Thủy bất tranh tiên”

Audio, podcast văn nghệ

Liên kết thực hiện: Lệ Thiên Thư Quán

 

 

“… Tô Thức đời Tống là một đại thi hào vĩ đại nhưng cũng từng trải qua không ít khổ nạn, thăng trầm. Ông từng làm quan, cũng từng bị cách chức, đày ải. Sống trong căn nhà nhỏ ven sông tự mình cày ruộng, thế nhưng ông vẫn giữ được phong thái bình thản, thong dong tự tại, lấy khổ làm vui.

Tô Thức đã sống một đời rất thanh đạm, đọc sách, ngâm thơ, vẽ tranh, viết thư pháp… Ông cất nhà, trồng rau, đào giếng, cày ruộng, vui cảnh điền viên. Dẫu cho sinh thời từng bất đắc chí, trải qua ngày tháng lưu đày dài đằng đẵng, ông lại có thể nảy sinh tình yêu với miền đất hẻo lánh và dùng gần trọn thời gian để sáng tác thi ca, thư họa. Khí chất đó, tâm thái đó của ông mới thực sự là điều khiến người đời thán phục.

Thế mới nói, trưởng thành ở nội tâm, bình đạm, an tĩnh chính là một cảnh giới. Con người sống trên đời, trải qua gió mưa mà trái tim càng mạnh mẽ, nội tâm càng kiên định.”