Home Blog Page 12

Tsundoku: về việc mua nhiều sách hơn bạn có thể đọc

0

 

Tsundoku (tạm dịch: chồng sách để đấy) giải nghĩa là một chồng sách truyện chất đống mà không động tới. Đây là từ lóng, xuất hiện vào thời kỳ Minh Trị (1868–1912). Về từ nguyên, Tsundoku là từ ghép giữa tsunde-oku (chất đống lên và để đó) và dokusho (đọc sách).

Dù vậy cũng có rất nhiều cách lý giải, có người cho rằng như vậy cũng gây ra nhiều vấn đề liên quan đến không gian sống, chật chội và đôi khi rất tốn công sắp xếp, lau dọn… Dù vật theo  A. Edward Newton, tác giả, nhà xuất bản và nhà sưu tập 10.000 cuốn sách:

“Ngay cả khi không thể đọc được, sự hiện diện của những cuốn sách có được vẫn tạo ra một cảm giác ngây ngất đến nỗi việc mua nhiều sách hơn mức một người có thể đọc chẳng khác gì tâm hồn vươn tới vô tận.”

 

Quay trở lại với câu chuyện ban đầu, có lẽ sự hiện diện của sách in góp phần không nhỏ cho việc thúc đẩy khát khao được đọc sách của con người. Những cuốn sách in màu, là một trong những nguyên nhân chính làm tăng doanh số cho các nhà sách tại Mỹ và Anh. Và có lẽ, chính bởi việc chúng ta không có đủ thời gian đọc sách, đã trở thành động lực thúc đấy chúng ta mua nhiều sách hơn nữa.
Nhà văn người Anh Jeanette Winterson,

 

“Sưu tầm sách là một nỗi ám ảnh, một nghề, một căn bệnh, một thứ nghiện, một đam mê, một điều ngớ ngẩn, và cũng là số phận. Chứ nó không chỉ còn là sở thích đơn thuần nữa rồi. Ai mua sách, rồi sẽ lại mua nữa, mua mãi.”

Tất nhiên, trong kỷ nguyên kỹ thuật số, cùng với sự phát triển của các kênh phân phối hàng qua mạng, thì hiện tượng “Tsundoku” không chỉ xuất hiện với sách, mà còn với nhiều mặt hàng khác nữa.
Hơn nữa không chỉ rất in, người ta còn có thể sưu tập không ít bản mềm, file âm thanh sách nói… đó cũng là phương pháp giúp giảm thiểu các vấn đề về không gian, sắp xếp.

 

 

 

Đôi điều suy ngẫm về đọc sách và cảnh giới của việc đọc sách!

0

Từng có rất nhiều thi nhân, triết gia, học giả nói về đọc sách… Nhân sinh vội vã cuộc đời của chúng ta đã thông thấu trong sách hết rồi. Cũng nhờ có sách, mà chúng ta có thể thưởng thức thế giới sâu sắc, đa chiều, rộng lớn… có tư duy, có suy luận… để rồi chọn lựa cho mình một cách sống, cách nghĩ, cũng như con đường riêng biệt, có một không hai.

 

 

Âu chăng, người không đọc sách, thì sống một cuộc đời cũng chưa trọn vẹn. Đọc sách cho đến cuối cùng cũng chỉ là để hiểu được chính mình. Không vì người mà hoan hỉ, không vì mình mà bi ai. Người yêu thích đọc sách, thường thường đều có thể thưởng thức chính mình, cảm thụ chính mình… thú vui ấy nào ai thấu hiểu.

  •  Lập thân lấy lập học làm đầu, lập học lấy đọc sách làm cơ bản. Đọc sách cho nhiều, tự nhiên mà đi được xa hơn, đứng được cao hơn. Học như cung nỏ, tài năng như mũi tên, kiến thức cần phải lĩnh hội, thì mới có khả năng bắn trúng đích’. ( Âu Dương Tu thời Bắc Tống)
  • “Thiếu niên đọc sách như nhòm trăng qua khe hở, trung niên đọc sách như đứng ngắm trăng giữa sân đình, lão niên đọc sách như thưởng trăng trên đài, do từng trải nhiều hay ít mà sở đắc cũng ít hay nhiều”. (Trương Triều thời nhà Thanh trong “U Mộng Ảnh” )

Quả đúng như vậy, khi còn trẻ đọc sách, tuy như là nhìn ánh trăng qua khe hở, không thể hưởng thụ nguyên vẹn ánh trăng. Nhưng đọc sách cũng như tu hành, chỉ có căn cơ vững chắc, mới có thể từ từ mở rộng tầm mắt, từ đó mà nhận thức thế giới được rộng lớn hơn. Thế nên mới nói, mới đầu đọc sách, quan trọng nhất là không tự kiêu, chăm chỉ nhẫn nại. Như thế mới có thể có tầm mắt khoáng đạt, tràn ngập kính sợ đối với thế giới, hạ thấp cái tôi, không ngừng học hỏi.

 

 

Đọc sách chính là dùng trải nghiệm của chính mình, đi thưởng thức văn chương của người khác. Ta càng sâu sắc, thì khi đọc sách càng có nhiều lần tỉnh ngộ. Đọc sách giai đoạn thứ hai, là vừa đi vừa đọc, đem tri thức phản ánh vào trong cuộc sống.

Tuổi già bóng xế đã bỏ đi danh lợi ở trong tâm, giữ một tâm thái thâm trầm, đọc sách chậm rãi, nuôi dưỡng sự thích thú.

Giống như Văn Thiên Tường trong di ngôn nói: “Đọc sách thánh hiền để học cái gì? Để từ nay về sau không phải xấu hổ”. Chúng ta đọc tất cả sách, mục đích cuối cùng nhất đều là đọc được chính mình mà thôi! Có thể buông bỏ mà thưởng thức sách vở, dùng bản thân để xem sách, lại dùng sách để xem chính mình, cảm thụ từng ý từng từ ở trong sách.

 

 

 

 

[product id=”1055″] [product id=”97″]

Tiểu thuyết “Tạm biệt thanh xuân” (Yên Vũ Lệ Thiên) – Chuyện tình yêu của nàng tiểu thư đô thị mơ mộng

0

 

Tạm Biệt Thanh Xuân là tiểu thuyết của tác giả Yên Vũ Lệ Thiên. Tác phẩm nhẹ nhàng về câu chuyện tình yêu của cô gái đô thị nhiều mơ mộng.

Hân Hân yêu cái đẹp, sự phóng khoáng, vừa có chút nghiêm túc vừa có nét tinh quái, hồn nhiên. Khi bắt gặp tình yêu, nhưng cuộc tình ấy lại gặp nhiều trắc trở, cô gái ngây thơ bất chợt hoang mang.

Nhật Tuấn luôn trốn chạy trước sự rung động của trái tim mình. Anh vừa chín chắn, vừa lạnh lùng, nhưng đáng tiếc anh lại mang trong lòng gánh nặng về gia đình không hạnh phúc, sự bi thương…

Người ta nói, thời gian và khoảng cách có thể làm vơi đi tình cảm nồng nhiệt. Nhưng ngọn lửa tình yêu chưa sáng đã bị dập tắt ấy lại một lần nữa được thắp lên khi họ gặp lại nhau.

 

Câu chuyện còn gửi gắm nhiều câu chuyện tình bạn, tình yêu, tình thân… câu chuyện phấn đấu vì lý tưởng cuộc sống, những áp lực hôn nhân, gia đình… những bế tắc, những lo toan trong cuộc sống thường nhật….

Trong guồng quay bất tận của cuộc sống thời đại, các vấn đề tình yêu, hạnh phúc, gia đình… được đề cập đến ở nhiều khía cạnh. Khi con người luôn có khát vọng kiếm tìm bản ngã, muốn sống với chính con người thật của mình chứ không phải những thói quen hùa theo đám đông che đậy những suy nghĩ của chính mình, có thể vì bất đắc dĩ, vì yếu đuối, vì sợ hãi… “Tạm biệt thanh xuân” đã đem đến một góc nhìn sinh động về bức tranh xã hội, gia đình, với nhiều tình tiết rất chân thực nhưng cũng thấm đẫm yếu tố lãng mạn từ góc nhìn của cô nàng tiểu thư nơi phố thị.

 

Từ một cô gái gai góc, kiêu kỳ, cố chấp để kiếm tìm tình yêu, hạnh phúc… đến một người phụ nữ trưởng thành, biết bao dung, dịu dàng đủ để làm ấm lại trái tim cô độc, lạnh lùng của anh chàng lãnh đạm chịu nhiều thương tổn. Tình yêu và sự chân thành, không bị che lấp bởi toan tính, không bị ràng buộc xã hội, không gian, thời gian… đã giúp câu chuyện đi đến hồi kết ngọt ngào.

 Ai cũng có tuổi thanh xuân, ai cũng từng phải lựa chọn, ai cũng từng đánh mất… nhưng dù bao nhiêu thời gian, sóng gió, nếu trong tim còn yêu thương, thì vẫn còn có thể bên nhau!

 

 

Cuốn  sách nhẹ nhàng, dung dị về tuổi thanh xuân dành cho những ai “trái tim còn mãi yêu thương”

Từ khi gặp gỡ tưởng chừng là oan gia, đến những đồng điệu về tinh thần… để rồi xúc cảm tình yêu bắt đầu khiến trái tim rung động, những phút giây thăng hoa lại bắt đầu.

Câu chuyện tình vừa trầm lắng lại lắm những bão giông, không ồn ào không hoa mĩ, chỉ riêng họ hiểu, chỉ mình họ đau thương… và rồi tưởng chừng tình yêu ấy sẽ bị rào cản cuộc sống bủa vây, giống như hạt giống úa tàn vì bão tố. Thế nhưng, cũng có khi tình yêu dậy sóng, khát vọng trào dâng… chỉ qua vài câu từ rất thật, rất đời:

“”Em là của tôi”. Hơi thở của anh đầy mùi rượu nồng. Thế rồi, anh thiếp đi, cô ngồi đó, đầu anh gục xuống chân cô ngủ một cách ngon lành. Hân Hân thở dài «Vậy đấy, phép thử của cô lại thành ra thế này đây». Cơn gió hiu hiu thổi, khẽ động bức rèm, anh ngủ thật ngon, cô mân mê sợi tóc còn vương trên trán anh. Đúng, anh đã nói «em là của anh ? Thế nhưng, anh có phải là của em không?”

 

Trích những dòng tự vấn của nhân vật:

–           Anh không phải là người bản lĩnh để chấp nhận thử thách của tình yêu. Em lại là cô gái bất chấp để kiếm tìm hạnh phúc. Chúng ta đến bên nhau, nhưng rồi, chúng ta lại xa nhau, vì mỗi người đều không vượt qua được bức tường ngăn cách. Đối với em, đó là bức tường của lòng kiêu hãnh, sự tự tôn. Còn với anh đó lại là dũng khí để đối diện với tình yêu thương, can đảm xây dựng một mái ấm.

–           Anh bảo rằng, em hãy tin anh, nhưng những điều anh làm,  những gì em nhìn thấy, anh nói phải làm sao để em có thể tin anh ?

–           Anh là chàng hoàng tử đáng thương, còn em là nàng tiểu thư kiêu hãnh? Chúng ta có thể nào đến được với nhau?

–           Trong cuộc sống có những lúc thực sự muốn khóc nhưng rồi lại tự gượng cười. Cứ như thế, cứ cố rồi lại cố, đợi đến lúc có thể khóc mà không nghĩ tới lòng kiêu hãnh, tự tôn của mình, nước mắt ấy đã khô, lòng cũng tĩnh lặng, muốn khóc cũng khó như khi kìm nén vậy?

–           Tình yêu khi nhấp đầu môi thì ngọt, càng uống càng đắng, đắng đến khi quên cả cái đắng để rồi lại tìm lại được dư vị ngọt ngào? Ý anh là như vậy chăng?

–           Nhiều lúc, cô chỉ mong rằng, khi cô gặp chuyện buồn, anh có thể đứng đó, trước mắt cô, mỉm cười và giang đôi tay mình ôm lấy cô. Nhưng cô biết, tất cả những điều nhỏ nhoi ấy mãi mãi chỉ có trong giấc mơ mà thôi. Và giống như, giấc mơ ấy sẽ dần qua tựa như mỗi chúng ta cứ dần lớn lên, dần trưởng thành, không thể sống mãi trong mộng tưởng.

 

 

 

 

 

 

Tiểu thuyết Lệ Hoa Viên – “u uẩn nhân tình”

0

Không chỉ dành riêng cho những độc giả tiểu thuyết lãng mạn, tình cảm, “Lệ Hoa Viên” của tác giả Yên Vũ Lệ Thiên còn “nâng niu” thế giới của những “người thơ phong vận như thơ ấy” trong tác phẩm của mình.

 

 

Tôi là người yêu thơ, thích mỹ cảm nghệ thuật vị nghệ thuật, nhưng cũng xúc động bởi ý vị nhân sinh sâu lắng, bởi thế khi đọc “Lệ Hoa Viên” bất chợt có chút gì đó xao xuyến, bởi lẽ quá bất ngờ, bất ngờ bởi giữa nhịp sống hiện đại, còn có thể gặp lại những tâm hồn rất thơ, rất mộng… Ấn tượng về Lệ Hoa Viên có lẽ đối với tôi chính là sự mong manh, “Mong manh như hoa, mong manh như lệ…! Đâu đó có chút mờ ảo khói sương và u ẩn hồn thơ và cái đẹp!”

Dù thời thế có đổi thay, dù cuộc sống hiện đại khiến con người kiếm tìm vẻ đẹp chóng vánh… thế nhưng, thẳm sâu trong đó vẫn không ít người đam mê hướng về cái đẹp bản thể, khát vọng chân – thiện – mỹ vẫn còn tồn tại!

Hơn hết, cách kể trong truyện mang hơi hướng của phong cách Á đông, có chút giản đơn, cổ kính, buồn nhưng không bi lụy, sầu nhưng không tuyệt vọng… . Có lẽ bởi vì cuốn tiểu thuyết “Lệ Hoa viên” là bức tranh cuộc sống thu nhỏ qua câu chuyện tình qua nhiều thế hệ. Tình nghĩa thủy chung, thương mang vời vợi… phảng phất cách ứng xử, ngôn ngữ và nhịp điệu sống, triết lý thuần khiết Á Đông!

Không những thế, ấn tượng lớn nhất của tôi đối với tác phẩm không phải chỉ là cuộc tình trầm lắng của Lãng Phong – Diệp Thiên mà hơn hết câu chuyện tình trái ngang, với những đắng cay số phận của thế hệ trước được ngưng đọng qua những câu thơ nhuốm sắc vị Thiền môn lại khiến lòng tôi day dứt không nguôi:Ghi bút ngàn thu một mối sầu/ Vương câu hận cổ hỏi trời sâu/ Nhân gian bi khổ vì nghiệp kiếp/ Gỡ mối cơ duyên đến bạc đầu” (Trích chương 8: Người về am Bạch Hạ).

 

Tạm biệt Thanh Xuân (Yên Vũ Lệ Thiên): Cuốn sách gửi lại quãng thời gian chúng ta đã từng vì ai đó mà thay đổi.

0

Tạm Biệt Thanh Xuân- Cuốn sách gửi lại khoảng thời gian chúng ta đã từng vì ai mà thay đổi.

Cuốn sách viết cho bạn, cho tôi, cho ta, cho tất cả những ai đã yêu thương, từng hạnh phúc, từng đau từng khổ trong những năm tháng tuổi trẻ tươi đẹp nhất.

– “Thoáng đó! Tuổi thanh xuân như sương, như khói cứ mơ hồ kéo đi qua đời ta như khách lạ chẳng nhớ, tuổi thanh xuân của mình đã qua như thế nào, chỉ biết rằng khi ngoảnh đầu nhìn lại, tất cả đã ở phía sau. Tình yêu, khát vọng, người yêu thương…?”

– “Thời gian rồi sẽ trôi qua, chúng ta rồi cũng sẽ đứng lên sau những vấp ngã của chính mình. Tại sao khi yêu đến, người con gái thông minh đến mấy cũng trở nên dại khờ, ngốc nghếch?”

(Trích Tạm Biệt Thanh Xuân)

Tiểu thuyết “Hỏa Vân Linh” (Yên Vũ Lệ Thiên): những thông điệp đến từ hai thế giới Thực và Ảo

0

 

Mỗi một con người tồn tại, đều mang trong mình những suy tưởng, thậm chí có thể phân biệt rất rõ ràng giữa ước vọng và đời thực, giữa giấc mơ và cuộc sống hiện tại… Ở tác phẩm “Hỏa Vân Linh” tác giả Yên Vũ Lệ Thiên đã khéo léo xây dựng hai thế giới ấy để rồi đưa ra những vấn đề, những thông điệp về cuộc sống, về giá trị làm người, cũng như bài học về tấm lòng cao thượng…

 

 

Hỏa Vân Linh mở ra bởi bối cạnh hiện đại, mạch truyện lồng ghép và móc nối những yếu tố hiện thực và hư ảo. Từ giấc mơ như dự cảm, chuyến đi khảo sát đến ngôi làng Tiều phu… nhiều yếu tố hư ảo và bí ẩn dần xuất hiện, thân thế của cô nữ sinh Vân Linh cũng dần được hé lộ. Để rồi, cùng với Nam Hoàng, hai người bắt đầu kiếm tìm sự thật. Họ bị cuốn vào thế giới tiền kiếp với câu chuyện được ghi lại trong “Thánh thư huyền thoại”. Ở đó, những mâu thuẫn và đối nghịch giữa thế giới ánh sáng và bóng tối, thế lực chiến tranh và các thần tiên khát khao hướng về điều thiện… Để rồi, trong cuộc chiến ấy, Hỏa Vân buộc phải chuyển kiếp, hóa giải lời nguyền và kiếm tìm Ngọc Ẩn. Bên cạnh nàng luôn có bóng hình là nhị hoàng tử ánh trăng Hạc Hoàn…

[product id=”/tieu-thuyet-nhat-ky-mua-mua”]

Trong khi đó, ở thế giới điện đại, Hỏa Vân hóa thân cô nữ sinh lòng nhiều khao khát với cuộc sống. Hạc Hoàn trở thành chàng sinh viên Nam Hoàng. Cả hai đã cùng nhau khám phá bí mật thân thế và bắt đầu hành trình kiếm tìm Ngọc Ẩn cũng như ngăn chặn thế giới tội ác hủy diệt thế giới. Cùng với cuộc chiến nảy lửa ấy, ở thế giới họ đang sống một lần nữa ghi lại nhiều câu chuyện nhẹ nhàng bình dị… Những thước đo về giá trị cuộc sống, tình yêu, tình thân.. những dằn vặt về chữ tình, chữ hiếu… và cả hy sinh…

Song hành và lồng ghép hai yếu tố thực và ảo, nhưng giá trị phía sau ấy lại mang đẫm tính người, nhân văn và giàu lòng xúc cảm.

Có lẽ, dù ở thế giới nào, thời đại nào, giá trị về điều thiện, đức vị tha, tình yêu và khát vọng luôn là ánh sáng soi đường… Để rồi, giá trị làm người tưởng chừng nhỏ bé ấy lại trở thành niềm khát khao, lý tưởng đầy chất nhân văn giống như cách nói của nhân vật ở cuối tác phẩm : “Trăm năm chớp mắt qua mau, cõi lòng Hoả Vân cũng lạnh giá tựa như bóng Hạc Hoàn ở đỉnhtuyết sơn phương Bắc xa xôi. Thế nhưng, ngọn lửa đam mê đôi khi lấn át lý trí. Nàng cũng muốn được ung dung, tự tại, sống mỗi ngày với những lo âu đời thường như những phàm nhân kia hồ điệp song phi… tự do tự tại… cõi trần gian có bão tố bao nhiêu…nhắm mắt rồi tất cả cũng chỉ như phù du mộng ảo. Khác với Tiên Đạo xa vời, ngàn vạn năm mây bay nước chảy, cô đơn vời vợi.”