Đôi điều suy ngẫm về đọc sách và cảnh giới của việc đọc sách!

Từng có rất nhiều thi nhân, triết gia, học giả nói về đọc sách… Nhân sinh vội vã cuộc đời của chúng ta đã thông thấu trong sách hết rồi. Cũng nhờ có sách, mà chúng ta có thể thưởng thức thế giới sâu sắc, đa chiều, rộng lớn… có tư duy, có suy luận… để rồi chọn lựa cho mình một cách sống, cách nghĩ, cũng như con đường riêng biệt, có một không hai.

 

 

Âu chăng, người không đọc sách, thì sống một cuộc đời cũng chưa trọn vẹn. Đọc sách cho đến cuối cùng cũng chỉ là để hiểu được chính mình. Không vì người mà hoan hỉ, không vì mình mà bi ai. Người yêu thích đọc sách, thường thường đều có thể thưởng thức chính mình, cảm thụ chính mình… thú vui ấy nào ai thấu hiểu.

  •  Lập thân lấy lập học làm đầu, lập học lấy đọc sách làm cơ bản. Đọc sách cho nhiều, tự nhiên mà đi được xa hơn, đứng được cao hơn. Học như cung nỏ, tài năng như mũi tên, kiến thức cần phải lĩnh hội, thì mới có khả năng bắn trúng đích’. ( Âu Dương Tu thời Bắc Tống)
  • “Thiếu niên đọc sách như nhòm trăng qua khe hở, trung niên đọc sách như đứng ngắm trăng giữa sân đình, lão niên đọc sách như thưởng trăng trên đài, do từng trải nhiều hay ít mà sở đắc cũng ít hay nhiều”. (Trương Triều thời nhà Thanh trong “U Mộng Ảnh” )

Quả đúng như vậy, khi còn trẻ đọc sách, tuy như là nhìn ánh trăng qua khe hở, không thể hưởng thụ nguyên vẹn ánh trăng. Nhưng đọc sách cũng như tu hành, chỉ có căn cơ vững chắc, mới có thể từ từ mở rộng tầm mắt, từ đó mà nhận thức thế giới được rộng lớn hơn. Thế nên mới nói, mới đầu đọc sách, quan trọng nhất là không tự kiêu, chăm chỉ nhẫn nại. Như thế mới có thể có tầm mắt khoáng đạt, tràn ngập kính sợ đối với thế giới, hạ thấp cái tôi, không ngừng học hỏi.

 

 

Đọc sách chính là dùng trải nghiệm của chính mình, đi thưởng thức văn chương của người khác. Ta càng sâu sắc, thì khi đọc sách càng có nhiều lần tỉnh ngộ. Đọc sách giai đoạn thứ hai, là vừa đi vừa đọc, đem tri thức phản ánh vào trong cuộc sống.

Tuổi già bóng xế đã bỏ đi danh lợi ở trong tâm, giữ một tâm thái thâm trầm, đọc sách chậm rãi, nuôi dưỡng sự thích thú.

Giống như Văn Thiên Tường trong di ngôn nói: “Đọc sách thánh hiền để học cái gì? Để từ nay về sau không phải xấu hổ”. Chúng ta đọc tất cả sách, mục đích cuối cùng nhất đều là đọc được chính mình mà thôi! Có thể buông bỏ mà thưởng thức sách vở, dùng bản thân để xem sách, lại dùng sách để xem chính mình, cảm thụ từng ý từng từ ở trong sách.

 

 

 

 

Scroll to Top